6 Cách Làm Dịu Da Bị Cháy Nắng Hiệu Quả Tức Thì

Da Bị Cháy Nắng

Cháy nắng là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc quá lâu với tia UV từ ánh nắng mặt trời. Việc chăm sóc da đúng cách khi bị cháy nắng không chỉ giúp xoa dịu cảm giác khó chịu mà còn hạn chế những tác hại lâu dài cho da. Hãy cùng Mỹ Phẩm Cao Cấp Quế Minh khám phá 6 cách làm dịu da bị cháy nắng tức thì trong bài viết này nhé!

Bài viết tham khảo thông tin tại Gia Công Mỹ Phẩm IFREE!

Da bị cháy nắng là gì?

Cháy nắng là một dạng tổn thương da do tia cực tím (UV) trong ánh nắng mặt trời gây ra. Khi tiếp xúc quá lâu với tia UV mà không có bảo vệ, da sẽ bị nhiêt và tổn thương từ bên trong, dẫn đến việc phá hủy các tế bào da.

Da Bị Cháy Nắng

Các triệu chứng da bị cháy nắng

  • Da đỏ: Vùng da bị cháy nắng thường sẻ đỏ rực, đây là biểu hiện của viêm da do tia UV gây ra.
  • Rát bỏng: Cảm giác đau rát và nhạy cảm khi chạm vào da.
  • Ngứa: Da bị kích ứng và ngứa, thường dẫn đến việc bạn gãi vùng bị cháy nắng.
  • Bong tróc da: Sau vài ngày, da bị cháy nắng sẽ bắt đầu bong tróc, đó là quá trình cơ thể loại bỏ tế bào da tổn thương.
  • Phù nề: Trong một số trường hợp nặng, vùng da cháy nắng có thể bị phù nề hoặc xuất hiện bóng nước.

Cách Làm Dịu Da Bị Cháy Nắng Hiệu Quả Tức Thì

Dưới đây là những cách hiệu quả giúp bạn điều trị da cháy nắng tức thì.

Sử dụng nước lạnh

Nước lạnh giúp hạ nhiệt độ và xoa dịu da tạm thời. Đây là phương pháp đơn giản nhất nhưng mang lại hiệu quả tức thì. Hãy lấy khăn sạch thấm nước lạnh và đặt lên vùng da cháy nắng trong 15-20 phút. Có thể lặp lại quy trình này nhiều lần trong ngày. Tránh dùng đá lạnh trực tiếp vì có thể làm tổn thương da nghiêm trọng hơn.

Thoa gel lô hội (Aloe Vera)

Gel lô hội có tính mát, chứa nhiều chất chống viêm và hỗ trợ lành da nhanh chóng. Bạn có thể cắt lá lô hội tươi, lấy gel bên trong và thoa trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng. Giữ yên trong 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước mát. Nếu không có lô hội tươi, bạn có thể sử dụng gel đóng hộp từ các nhãn hiệu uy tín.

Dùng dấm táo

Dấm táo có tính kháng khuẩn và giúp phục hồi lớp da bị tổn thương. Bạn hãy pha loãng dấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1, sau đó dùng khăn sạch thấm dung dịch và đặt lên vùng da cháy nắng trong 10-15 phút. Cuối cùng, rửa sạch bằng nước. Lưu ý rằng nên tránh sử dụng dấm táo khi da có vết thương hở.

Thoa kem dưỡng B5

Kem dưỡng B5 (Panthenol) giúp giảm viêm, khôi phục độ ẩm và tăng cường quá trình tái tạo da. Lấy lượng kem vừa đủ và thoa lên vùng da tổn thương, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày. Nên lựa chọn sản phẩm từ nhãn hiệu đã được kiểm chứng về độ an toàn.

Thoa kem dưỡng B5

Sử dụng bột yến mạch

Bột yến mạch giúp giảm ngứa, làm mát và phục hồi độ ẩm cho da. Pha 1 các bột yến mạch với một lượng nước đủ để tạo thành hỗn hợp, sau đó thoa hỗn hợp lên vùng da bị cháy nắng và giữ trong 20 phút. Cuối cùng, rửa lại với nước mát. Hãy đảm bảo chọn bột yến mạch tự nhiên, không chứa hóa chất phụ gia.

Uống nhiều nước

Khi da bị cháy nắng, cơ thể bị mất độ ẩm nghiêm trọng. Việc bù nước giúp phục hồi làn da từ bên trong. Hãy uống ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày và két hợp nước ép trái cây như cam, dừa hấu để bổ sung vitamin và khoáng chất. Tránh các loại nước có caffein vì có thể gây mất nước nhiều hơn.

Cách phòng tránh da bị cháy nắng

Ngoài ra, để phòng ngừa bị cháy nắng, nên:

  • Sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên khi ra ngoài.
  • Đội mũ, mang áo dài tay và kính râm khi đi dới nắng.
  • Tránh ánh nắng mạnh nhất trong khung giờ 10h sáng đến 4h chiều.

Bằng cách áp dụng những phương pháp trên, bạn có thể nhanh chóng xoa dịu làn da bị cháy nắng và đảm bảo sức khỏe cho da về lâu dài.

XEM THÊM:

Chăm da thế nào để phòng tránh nếp nhăn xuất hiện?

Bật Mí Cách Trị Nám Tàn Nhang Siêu Đơn Giản

Bật Mí Bí Quyết Dưỡng Trắng Da Mặt Ngay Tại Nhà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon